Những cải tiến hàng năm là điều giúp cho các công ty trở nên thành công hơn và dễ dàng trong việc kiểm soát các yếu tố quyết định khả năng của việc tăng doanh thu. Trên thực tế, xét trong một bức tranh kinh tế tổng thể rộng lớn hơn, dù cố gắng thế nào, những nỗ lực của một người (hoặc thậm chí là cả công ty) cũng không thể chống lại xu hướng của nền công nghiệp thế giới trong năm 2019.
Theo dự báo mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng 2,5% trong năm 2019, với lạm phát giảm 1/10 điểm xuống còn 2%. Thách thức rõ ràng duy nhất đối với các công ty đang phát triển là tỷ lệ thất nghiệp giảm, có thể đạt mức kỷ lục 3,5% trong năm 2019.
Hãy cùng lướt qua và cân nhắc 5 xu hướng cải tiến trong năm 2019 dưới đây để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt cho công ty của bạn.
1. Người tiêu dùng có nhu cầu kiểm soát cao hơn đối với thông tin cá nhân
Tháng 5 năm 2018, Quy định về bảo mật dữ liệu chung của Liên minh châu Âu đã bắt đầu có hiệu lực, việc này phản ánh mong muốn của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp trong việc tăng khả năng bảo vệ dữ liệu. Ngay sau đó, một loạt các tiểu bang của Hoa Kỳ đã thông qua các luật, từ các thông báo vi phạm được thắt chặt cho đến các quy định về cách các doanh nghiệp có thể sử dụng và bán dữ liệu của sinh viên.
Trong năm 2019, các công ty nên tránh việc mua dữ liệu hoặc có được dữ liệu nhưng không có sự đồng ý của người tiêu dùng. Không chỉ riêng vì áp lực về mặt pháp lý gia tăng đối với các công ty khi vi phạm, mà Deloitte cũng báo cáo rằng 71% dữ liệu đã mua là không chính xác.
Vậy, dữ liệu người tiêu dùng nên lấy từ đâu? Tại sao không phải từ chính người tiêu dùng? Công ty khai báo dữ liệu Jebbit khuyên bạn nên tận dụng thông qua các hướng dẫn tặng quà cho các ngày lễ, các cuộc thăm dò theo chủ đề hoặc những câu đố về du lịch trong các kỳ nghỉ. Nội dung tương tác nên là tất cả những mối quan tâm xung quanh người tiêu dùng, đây cũng có thể coi là một để cách cá nhân hóa “một đối một” khi dữ liệu gắn liền với những đối tượng khách hàng cụ thể.
2. Các hình thức cho vay thay thế sẽ tiếp tục phát triển
Hình thức cho vay phi ngân hàng đã phát triển trong nhiều năm nay, nhưng cho đến năm 2018 ngành công nghiệp này mới thực sự bùng nổ. Cho rằng khoảng 80% các ứng dụng cho doanh nghiệp nhỏ vay có thể bị từ chối, các nhà khởi nghiệp đang dần chuyển sang tìm kiếm các nhà tài chính phi truyền thống để tìm vốn.
Bên cạnh tỷ lệ chấp nhận gấp ba lần so với các tổ chức tương tự; để cạnh tranh, những tổ chức cho vay thay thế cũng đơn giản hóa toàn bộ quy trình cho vay. Kabbage, một công ty cho vay trực tuyến có trụ sở tại Atlanta được thành lập năm 2008, cho biết các doanh nghiệp nhỏ hiện đạt mức giao dịch hơn 10 triệu đô la mỗi ngày thông qua nền tảng đó. Công ty cũng ra mắt GreenHouse, nơi cung cấp cho các doanh nghiệp những tư vấn chuyên môn từ những người như Bob Vila, Tabatha Coffey và các chủ doanh nghiệp khác về cách xây dựng, mở rộng quy mô và phát triển công ty.
Một trong những hình thức phát triển nhanh nhất của các chương trình tài chính thay thế là cho vay ngang hàng (Peer-to-peer). Kể từ năm 2006, cho vay P2P đã tăng vọt 110% mỗi năm. Trung tâm tư vấn tài chính NerdWallet đã đem lại lợi thế cho Funding Circle, Lending Club và StreetShares, cùng với rất nhiều những tổ chức khác. Một số người cho vay P2P cung cấp APR thấp tới 9% và đáp ứng yêu cầu doanh thu hàng năm, nhờ đó, các công ty khởi nghiệp sắp tới sẽ không gặp quá nhiều khó khó khăn trong việc tìm kiếm tài chính.
3. Cá nhân hoá tối đa mọi thứ có thể
Eplison đã tạo nên làn sóng trong năm 2018 với việc cung cấp thông tin rằng rất nhiều công ty đã có những ngờ vực lớn: một bộ phận rất lớn người tiêu dùng thích làm việc với các nhãn hàng có cung cấp trải nghiệm cá nhân hoá. Việc cá nhân hoá có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Khảo sát của Eplison cho thấy lựa chọn phổ biến nhất là những mã/phiếu giảm giá (coupons) tùy theo vị trí của khách hàng và trò chuyện trên những kênh khách hàng thích, hay những gợi ý đề xuất dựa theo lịch sử những giao dịch hay dịch vụ trước đó.
Nhìn qua ví dụ về Dunkin’ Donuts. Hãng đồ ăn sáng này gần đây đã báo cáo rằng tỷ lệ chuyển đổi cho một chiến dịch phiếu giảm giá trên điện thoại di động nhắm vào khách hàng của đối thủ cạnh tranh tại Rhode Island là 3.6%. Thêm nữa, gấp 10 lần số người sử dụng coupons có hành động tiếp theo đó, chẳng hạn như đề cập đến nó trên phương tiện truyền thông xã hội.
Một hình thức khác của việc cá nhân hóa mang tới hiệu quả bán hàng cao là chiến lược truyền thông “đa dạng về kênh”. Những khách hàng không hứng thú với những cuộc trao đổi trực tiếp mà có xu hướng thích những dịch vụ không yêu cầu nói chuyện nhiều, ví dụ SMS và các trang mạng xã hội. Các kênh tự động hiện đang phát triển rất phổ biến trong cộng đồng, với 49% sử dụng chatbots hoặc các trợ lý ảo tự động ít nhất một lần mỗi tuần. Cùng với đó, 45% khách hàng khá thoải mái với bất cứ kênh nào chỉ cần đảm bảo về hiệu quả dịch vụ.
4. Mô hình subscription sẽ tiếp tục tăng vọt
Mặc dù tăng trưởng của mô hình subscription (đăng ký sử dụng theo thời gian hay thuê bao) đã chậm lại từ những năm trước, ngành công nghiệp này vẫn tăng trưởng ấn tượng 1% mỗi tháng. Các gói đăng ký đồ ăn, làm đẹp, may mặc và lối sống vẫn là phổ biến nhất theo thứ tự trên.
Như đã đề cập, thị trường dường như ưu ái đối với những gói đăng ký hợp lý. Nicely Noted (một dịch vụ đăng ký văn phòng phẩm) đã bắt đầu cung cấp dịch vụ này từ năm 2012, tính phí $20 mỗi tháng cho 3 thẻ in dập nổi và tem. Hay một ví dụ khác, với gói 21 đô la mỗi tháng của mình, BarkBox (một hãng đồ chơi cho cún) đã làm hài lòng hơn 2 triệu chú cún.
Cho dù bán đồ chơi cho vật nuôi hay phần mềm, những công ty cần giải quyết vấn đề doanh thu nên tận dụng xu hướng này. Các doanh nghiệp dựa trên mô hình này đều tăng doanh thu nhanh hơn 5,5 lần so với các đối tác S&P 500 của họ. Một phần không nhỏ đóng góp vào sự thành công này là việc khách hàng của họ đặt hàng nhiều gấp ba lần so với khách hàng của các công ty không cung cấp dịch vụ đăng ký sử dụng theo thời gian.
5. Những công ty vô trách nhiệm với xã hội sẽ gặp rắc rối
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên trong nhiều năm nay, năm 2018 là năm minh chứng rõ ràng nhất cho sự thay đổi này. Đầu năm 2018, Giám đốc điều hành Blackrock, Larry Fink, đã nói với các giám đốc điều hành rằng công ty của ông sẽ xét tới trách nhiệm xã hội khi phân bổ tài chính. Cùng tháng đó, Mark Zuckerberg tuyên bố rằng Facebook sẽ điều chỉnh các thuật toán của mình để ưu tiên các bài đăng từ bạn bè và gia đình – tuy nhiên ông cũng cảnh báo rằng, làm như vậy sẽ khiến người dùng dành ít thời gian hơn sử dụng nền tảng này.
Trong năm 2019 và trong tương lai, hy vọng trách nhiệm xã hội sẽ là một phần của doanh nghiệp. Các công ty chưa biết cách đóng góp có thể nhìn vào ví dụ về những cố gắng của Patagonia trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Thương hiệu này thực hiện cách tiếp cận “mọi phương diện”, bao gồm từ sự tự nguyện của nhân viên, lựa chọn các nhà cung cấp có trách nhiệm xã hội, tài trợ cho các sáng kiến môi trường,…
Một trong những thứ khiến việc thay đổi trong năm mới trở nên thú vị hơn là những thách thức. Không có gì thú vị khi thực hiện cam kết lâu năm đối với một điều gì đó mà chắc chắn rằng điều đó sẽ trở thành sự thật.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần sự chắc chắn hơn so với những người cần “quyết định” thông thường. Có một sự khác biệt giữa việc dồn thời gian và tiền bạc của riêng mình vào một thứ gì đó, với việc tập trung thời gian của nhân viên và tiền của các nhà đầu tư vào đó. Trong trường hợp thứ hai, điều quan trọng nhất là tối thiểu cần phải có khả năng hoàn vốn.
Vì vậy, hãy cứ tiến tới, hỡi các nhà kinh doanh: Thực hiện những thay đổi đó – chắc chắn rằng những xu hướng của năm mới sẽ là tín hiệu cho quyết định đầu tư thông minh.
CLB Nhà Kinh tế trẻ dịch và tổng hợp
Theo ENTREPRENEURS