Theo khảo sát, phần lớn sinh viên kinh tế vẫn cảm thấy mơ hồ khi được hỏi về khái niệm Case Study, thậm chí có nhiều bạn còn thú nhận chưa nghe đến khái niệm này bao giờ. Và những định nghĩa vẫn xuất hiện rất nhiều trên trang chủ tìm kiếm Google khiến mọi người lầm tưởng phạm vi nghiên cứu của Case chỉ đơn thuần bó hẹp trong cách giải quyết tình huống. Thế nhưng, sau bài nói chuyện với các chuyên gia có chuyên môn cao, chúng tôi ngỡ ngàng nhận ra trước giờ bản chất và tầm quan trọng của Case Study đã bị đánh giá sai nghiêm trọng…
Một Case Study chuẩn nói chung là một cái rất rộng và đơn giản hơn là thông tin, tình huống để từ đó đưa ra giải quyết, đề xuất phương án. Đặt trong phạm vi nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, Case Study là bản tổng hợp thông tin, tình huống của một công ty (doanh nghiệp) bao gồm tất cả các thông tin từ khi công ty đó được thành lập cho đến thời điểm hiện tại với đầy đủ số liệu, tình hình về mọi mặt như tài chính, nhân sự, marketing, công nghệ thông tin,… Bên cạnh đó còn đề cập đến lịch sử thành lập, các giai đoạn phát triển, các bộ phận của công ty, tình hình kinh tế từ vi mô đến vĩ mô, các đối thủ khác,…Có thể coi Case Study như một cuốn “tiếu thuyết” về công ty (doanh nghiệp).
Đọc thêm nhiều Case Study hay tại đây.
Một Case Study chuẩn ở nước ngoài mà sinh viên các trường Đại học hàng đầu thế giới như Harvard nghiên cứu có tầm 30 trang dữ kiện và có giá rất cao. Rất nhiều sinh viên khối ngành kinh tế tại Việt Nam vẫn đang hiểu nhầm các bài tập tình huống trong giảng dạy là Case Study, nhưng thực chất chúng rất chung chung, nặng tính lý thuyết và không thực tế. Về bản chất, đó chỉ được coi là “Mini Case”.
Có thể bạn muốn đọc: 7 bước tiếp cận Case Study.
Mỗi Case Study đều có nhiều cách tiếp cận và góc nhìn khác nhau do đó mỗi người đều có cách giải riêng. Tuy nhiên mỗi Case Study đều có một lời giải được coi là tối ưu nhất và để giải Case đòi hỏi kĩ năng tổng hợp thông tin, xác định tính đúng sai của các thông tin đó, và điểu quan trọng là khả năng chọn lọc những thông tin cần thiết để phục vụ mục tiêu hoặc giải quyết một vấn đề doanh nghiệp gặp phải hoặc đề xuất hướng phát triển. Bởi lẽ Case Study không nằm cụ thể một ngành hay một mảng nên để giải quyết Case cần vận dụng kiến thức chuyên môn của tất cả các ngành, các bộ phận trong doanh nghiệp như tài chính, marketing, nhân sự, công nghệ thông tin,…
Case Study nằm giữa lý thuyết và thực tế và hành trình giải Case cũng giống như quá trình chiêm nghiệm một quyển sách, mỗi người sẽ có một cảm nhận riêng, một cách giải quyết riêng nếu đặt bản thân vào tình huống mà các nhân vật gặp phải. Từ đó, những xúc cảm, những hành vi bạn học được sẽ phần nào định hình cách bạn nhìn nhận cuộc sống. Hiểu một cách đơn giản, đối với sinh viên kinh tế, để áp dụng lý thuyết vào thực tế doanh nghiệp, hành trang bạn cần chính là Case Study!