Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện đang được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là một trong những thị trường thuộc nhóm sôi động nhất thế giới. Tuy nhiên, sự chuyển mình của các xu hướng thương mại bán lẻ trong thời đại mới và sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong hiện tại cùng các dự báo trong tương lai đang đòi hỏi Việt Nam vừa cần nhanh chóng tận dụng thời cơ, vận hội vừa có sự chuẩn bị cho các đối sách trước những thách thức mới, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Vậy sự “chuyển mình tích cực” của ngành bán lẻ tại Việt Nam đã diễn ra như thế nào?
ĐẠI DỊCH KÉO DÀI – THÁCH THỨC HAY CƠ HỘI?
Năm 2021, tình hình dịch bệnh kéo dài đã khiến cho ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng âm. Doanh thu của ngành năm 2021 giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả khảo sát của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bán lẻ cho hay gần 42% doanh nghiệp chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19; 50% doanh nghiệp đánh giá tác động nghiêm trọng vừa phải và hơn 8% doanh nghiệp bị tác động ít, không đáng kể.
Tuy nhiên, cùng với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và tỷ lệ tiêm chủng vắc xin ngày càng cao, ngành bán lẻ Việt Nam đang bước vào giai đoạn bình thường mới với khả năng thích ứng tốt và triển vọng lạc quan.
Quy mô đầu tư vào thị trường bán lẻ dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025 (gấp 1,6 lần năm 2020), nhờ vào sự tăng trưởng thu nhập của một bộ phận người tiêu dùng.
Ngoài ra, chỉ trong năm 2021, tâm lý và hành vi của người tiêu dùng đã trải qua những sự thay đổi ở các góc độ khác nhau. Sau một năm, nhìn chung thì người tiêu dùng đã lấy lại niềm tin để chi tiêu nhiều hơn sau khi đại dịch dịu đi.
“Đón sóng” tiêu dùng mới, các nhà bán lẻ cũng nhanh chóng chuyển mình, thích ứng với sự thay đổi trong hành vi mua sắm của khách hàng. Điển hình có thể kể đến chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+ với gần 2.800 siêu thị và cửa hàng tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
BƯỚC QUA KHÓ KHĂN, THỊ TRƯỜNG KHỞI SẮC
Có thể nói, với nền tảng và thế mạnh sẵn có, ngành bán lẻ vẫn tiếp đà tăng trưởng và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam. Thêm vào đó, những thành tựu tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực bán lẻ tạo nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam.
Là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ người dân sử dụng thiết bị thông minh cao, ngành bán lẻ tại Việt Nam phát triển khá sôi động với các hình thức triển khai đa kênh, đặc biệt sự tăng trưởng của thương mại điện tử đã thúc đẩy sự sôi động của thị trường bán lẻ trong vài năm trở lại đây. Đồng thời, sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành bán lẻ Covid-19 sẽ là đòn bẩy cho sự phát triển của nhiều ngành khác. (Ví dụ: Ngành Công nghệ, E-commerce, Logistics, Thời trang, FMCG, Nông nghiệp…)
Hơn nữa, việc tìm giải pháp tăng trưởng hậu Covid trong ngành bán lẻ đem lại những lợi ích đáng kể cho toàn bộ thị trường. Trước hết, điều này giúp doanh nghiệp bán lẻ phục hồi nhanh chóng sau đợt suy thoái trong đại dịch Covid-19, khi mà ngành bán lẻ Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Cụ thể, sau khi bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội trong Q3/21, doanh thu bán lẻ hàng hóa Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, lần lượt tăng 12,5% so với tháng trước trong T10/21 và 15,2% so với tháng trước trong T11/21.
Bên cạnh đó, sau đại dịch Covid-19, nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi rõ rệt. Việc các doanh nghiệp bán lẻ tìm cách tăng trưởng hậu Covid là cách để họ thích ứng với những thay đổi từ phía khách hàng, từ đó có thể phát triển bền vững. (Ví dụ: nhu cầu mua sắm online tăng, tiêu chí đánh giá sản phẩm/ dịch vụ thay đổi so với thời kì tiền Covid, xu hướng sử dụng ví điện tử…)
Sau những sự chuyển mình mới mẻ sau bối cảnh dịch bệnh trong ngành bán lẻ, khách hàng cũng sẽ có nhiều cơ hội mua sắm với chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng.
“ĐÓN SÓNG” VÀ BỨT PHÁ
Theo báo cáo mới nhất của CBRE châu Á, dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nhưng ngành bán lẻ tại thị trường châu Á Thái Bình Dương nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã và đang có những tín hiệu tích cực, hứa hẹn một viễn cảnh tươi sáng trong năm 2022.
Với bối cảnh ngành bán lẻ tiếp tục chuyển dịch trong thời bình thường mới, các doanh nghiệp cần phải thích nghi và thay đổi để duy trì lợi thế cạnh tranh và nắm bắt cơ hội để bứt phá trong giai đoạn đặc biệt này.
Đầu tiên, phải kể đến xu thế triển khai đa kênh linh hoạt, từ online đến offline, đã trở thành một phần tất yếu của các doanh nghiệp bán lẻ từ sau bối cảnh “cách ly xã hội” mà Covid-19 đem lại. Đặc biệt phải kể đến sự phát triển đầy tiềm năng, nhanh chóng của các kênh thương mại điện tử đã giúp các công ty bán lẻ và nhà phân phối mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu bán hàng từ các tệp khách hàng mới này. Theo dữ liệu từ iPrice, Shopee và Lazada là những trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam với lượt truy cập hàng tháng trong quý 3/2021 lên đến 77,8 triệu và 21,4 triệu.
Với xu hướng này, những công ty đã đầu tư và xây dựng nền tảng trực tuyến hiệu quả, xây dựng trang cộng đồng và kênh bán hàng đa dạng trên các trang thương mại điện tử sẽ được hưởng lợi từ xu hướng đa kênh.
Bên cạnh đó, việc triển khai chuỗi bách hóa hiện đại cũng đang là một trong những mục tiêu hàng đầu của các công ty bán lẻ. Những chuỗi cửa hàng bách hóa hiện đại được hưởng lợi từ sự chuyển dịch tiêu dùng sau đại dịch sang thương mại hiện đại.
Theo Kantar Worldpanel, thị phần của các kênh thương mại hiện đại tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao so với trước dịch, điều đó cho thấy khả năng duy trì hoạt động trong thời gian giãn cách của các kênh này và người tiêu dùng đã thay đổi xu hướng mua sắm sau đại dịch khả năng duy trì hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội của các kênh này và sự thay đổi xu hướng tiêu dùng sau đại dịch. Với dự báo này, ngành thương mại hiện đại có thể tiếp tục phát triển. Do đó, doanh nghiệp có chuỗi bán hàng hiện đại được dự đoán sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt hơn thị trường chung trong những năm sắp tới.
Một ví dụ cụ thể cho việc doanh nghiệp bán lẻ thích ứng với đại dịch COVID-19, “chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam” hay “người khổng lồ trong mảng tiêu dùng – bán lẻ” – Masan – từng bước xoay chuyển tình thế nhờ các giải pháp linh hoạt, đột phá trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý, chuỗi siêu thị WinMart và WinMart+ đang triển khai rất hiệu quả mô hình đa tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
#NEU #YEC #BCH2022 #BusinessCaseHackathon
——————-
Với chủ đề “Tăng trưởng sau đại dịch COVID-19 ngành hàng Bán Lẻ”, “Business Case Hackathon 2022: Skate to Create” hứa hẹn sẽ đem đến cho người tham gia cuộc thi cơ hội để tìm hiểu kĩ hơn về một chủ đề “hot”, đầy tiềm năng phát triển trên thị trường trong thời gian sắp tới , cũng như giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với những bài toán thực tế mà doanh nghiệp bán lẻ đang gặp phải, từ đó phát triển tư duy giải quyết vấn đề và tích lũy thêm những kinh nghiệm thực tế trong quá trình giải Business Case.
——————-
(Nguồn: Tổng hợp từ VNDIRECT, Deloitte, Vietnamnet, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Con số sự kiện,…)