Hiện nay, MNCs – viết tắt của cụm từ Multinational corporations mang nghĩa “Các công ty, tập đoàn đa quốc gia” xuất hiện liên tục trên các mặt báo tài chính và kinh tế trên toàn thế giới, thể hiện vị thế quan trọng trong nền kinh tế bởi sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Trong quan hệ quốc tế, MNCs cũng có vai trò đáng kể, góp phần lớn vào việc tăng trưởng các dòng vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thương mại xuyên quốc gia. Chính bởi thế, các Tập đoàn Đa quốc gia được cho là những “mảnh ghép” nổi bật trong bức tranh kinh tế hiện đại.
Vậy trong những năm trở lại đây, MNCs đã thay đổi cục diện kinh tế và tài chính và kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung như thế nào? 4 tập đoàn dưới đây sẽ phần nào cho bạn cái nhìn tổng quan về một góc nhỏ trong bức tranh vô cùng rộng lớn mang tên nền kinh tế toàn cầu hiện đại.
ĐẠI GIA BÁN LẺ MỸ PHẨM SEPHORA CHÍNH THỨC BƯỚC CHÂN VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Sau 5 tháng vận hành thử nghiệm, nhà bán lẻ mỹ phẩm Sephora vừa xác nhận đã vận hành cửa hàng thương mại điện tử dành cho thị trường Việt Nam. Theo đó, người tiêu dùng tại Việt Nam có thể mua trực tiếp sản phẩm từ nhà bán lẻ này và hưởng chính sách vận chuyển xuyên biên giới về Việt Nam qua website chính thức của Sephora tại địa chỉ https://vn.sephora.asia/, điều mà trước đây không thể thực hiện được.
Tất cả các đơn hàng sẽ được chuyển phát trực tiếp từ kho hàng của Sephora tại Singapore đến địa chỉ người nhận mà không cần thông qua bên trung gian. Động thái này từ ông lớn ngành bán lẻ làm đẹp mở ra cơ hội khám phá hàng nghìn sản phẩm làm đẹp được yêu thích trên toàn cầu cho các tín đồ yêu cái đẹp tại Việt Nam.
Báo cáo của Statista dự báo, doanh thu thị trường sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm đẹp Việt Nam năm 2021 ước khoảng 2,3 tỷ USD và tăng trưởng với tốc độ hàng năm 5,9% đến 2025. Riêng năm nay, quy mô thị trường có thể đạt 2,45 tỷ USD.
Ngoài ra, tỷ trọng giá trị thương mại điện tử của sản phẩm chăm sóc cá nhân ở các khu vực thành thị của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi vào năm 2020 so với năm 2018. Khi ngày càng có nhiều người thoải mái mua sắm các mặt hàng này trực tuyến, các thương hiệu cũng đã tìm cách đẩy mạnh kênh online.
Với website mua hàng phiên bản Việt hóa của Sephora, người tiêu dùng có thể tiếp cận với hơn 70+ thương hiệu mỹ phẩm quốc tế uy tín như Rare Beauty, Fresh, The Ordinary, Sephora Collection, Huda Beauty, Tarte Cosmetics, Caudalie, Benefit Cosmetics, Anastasia Beverly Hills, Drunk Elephant, Tatcha, cùng nhiều thương hiệu uy tín khác. Khách hàng cũng có thể trực tiếp kiểm tra lộ trình giao hàng thông qua website. Với thao tác đơn giản bao gồm truy cập website, tiến hành lựa chọn và đặt các sản phẩm chính hãng yêu thích, người tiêu dùng có thể yên tâm rằng các sản phẩm sẽ được vận chuyển đến tận nhà.
MONDELEZ KINH ĐÔ TĂNG TRƯỞNG VỮNG MẠNH SAU SÁP NHẬP
Thương vụ sáp nhập được xem là bước ngoặt cho Mondelez Kinh Đô khi giờ đây, các sản phẩm đa dạng của doanh nghiệp này đang có mặt rộng khắp Việt Nam, cùng các nhà máy đang nâng cao năng suất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản.
Hiểu rõ Kinh Đô có mạng lưới phân phối mạnh và sản phẩm chất lượng, Mondelez Kinh Đô đã kết hợp thế mạnh của cả hai doanh nghiệp: lợi thế về hệ thống phân phối của Kinh Đô cùng với năng lực quảng bá và kinh doanh của Mondelez. Điều này đã làm cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh ở cả kênh bán hàng hiện đại và kênh truyền thống cùng với danh mục sản phẩm đa dạng nhất trong ngành.
Với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường thức ăn nhẹ ở Việt Nam, Mondelez Kinh Đô đang phát triển vượt trên kỳ vọng với thị phần tăng xấp xỉ 2% nhờ mở rộng phân khúc sản phẩm và mạng lưới phân phối từ khi sáp nhập.
Với dân số trẻ, đông dân và lối sống đang thay đổi tại Việt Nam, và sự kết nối với các thị trường tại khu vực Đông Nam Á, sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp này là điều có thể đoán trước.
Với các nhãn hiệu đa dạng, dẫn đầu trong nước và quốc tế như bánh trung thu và bánh quy Kinh Đô, Cosy, Solite, AFC, Oreo, Slide, Ritz, LU, sô-cô-la Cadbury và Toblerone, phủ khắp 300.000 cửa hàng trên khắp Việt Nam, Mondelez Kinh Đô cho biết doanh nghiệp vẫn hướng tới phát triển kinh doanh và tiếp cận nhiều khách hàng hơn bằng việc hỗ trợ nhà phân phối và điểm bán lẻ mở rộng mạng lưới phân phối thông qua các chương trình mạnh.
Bên cạnh đó, theo chi cục thuế tỉnh Hưng Yên, công ty Kinh Đô miền Bắc (một thành viên của Mondelez Kinh Đô) là một trong 3 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đóng góp ngân sách nhiều nhất cho địa phương với 167,2 tỷ đồng thuế năm 2016. Mondelez Kinh Đô đã chính thức đóng góp cho nền kinh tế hiện đại.
THÀNH CÔNG CỦA MICROSOFT VỚI THƯƠNG VỤ LINKEDIN
Microsoft đã khiến cả thế giới công nghệ dậy sóng khi mua lại LinkedIn vào năm 2016 với giá 26,2 tỷ USD, và đây được xem là thương vụ thành công bậc nhất trong lịch sử công ty Redmond. Sau khi “về với đội” của Microsoft chưa đầy 3 năm, số người dùng của LinkedIn đã tăng thêm 52% lên 660 triệu tài khoản, đồng thời đóng góp 6,75 tỷ đô la vào doanh thu của Microsoft trong năm tài chính 2019.
Sở dĩ, Microsoft có được thành công này và góp phần ảnh hưởng mạnh vào nền kinh tế hiện đại là do doanh nghiệp đã khám phá ra thị trường mới – LinkedIn.
Dù vẫn là công ty phần mềm lớn nhất thế giới, nhưng Microsoft đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đổi thủ như Google và Amazon khi muốn tiến vào những thị trường mới đầy béo bở như công nghệ di động và điện toán đám mây. Trước đây, tiền nhiệm của Nadella là Steve Ballmer đã khá chậm chạp trong việc đầu tư vào các mảng này, nhưng tới phiên Nadella thì ông quyết tâm chuyển hướng hoàn toàn Microsoft. Theo đó, Microsoft sẽ bớt tập trung vào sản phẩm chủ lực hiện tại là hệ điều hành Windows để dồn sức cho mảng điện toán đám mây, công nghệ học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI).
Việc thâu tóm LinkedIn là một phần quan trọng trong chiến lược của Nadella. LinkedIn hiện đang có một đội ngũ chuyên gia dữ liệu (data scientist) khá mạnh, điều mà bất cứ công ty công nghệ nào cũng mơ ước có được. Ngoài ra, khối lượng dữ liệu người dùng khổng lồ mà LinkedIn đã thu thập được cũng sẽ là yếu tố cho phép Microsoft phát triển các gói phần mềm quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn, và cạnh tranh được với dịch vụ CRM (quản lý quan hệ khách hàng) dẫn đầu thị trường là Salesforce.
Trong thị trường dịch vụ CRM trị giá 26,3 tỷ USD, Salesforce đang nắm 19,7% thị phần, còn Microsoft chỉ mới có 4,3%. Hồi năm ngoái, Microsoft đã tìm cách mua Salesforce với giá 55 tỷ USD nhưng không thành, vì Salesforce muốn rao giá 70 tỷ. Như vậy, việc mua LinkedIn giá 26,2 tỷ USD vẫn có thể được xem là một thương vụ giá hời với Microsoft nếu so với cái giá của Salesforce. Mới đây, chính Salesforce cũng tìm cách mua lại LinkedIn nhưng đã không thể đấu lại với hầu bao của Microsoft.
Việc mua lại có khả năng đẩy Microsoft ít nhất vượt lên trên Facebook và Yahoo ở Mỹ, lên vị trí thứ hai trên Media Metrix, trong đó Google vẫn là nhà lãnh đạo không thể tranh cãi. Trang web này đã phục vụ hơn 45 tỷ lượt xem trang trong quý trước, tăng trưởng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
——————
(Nguồn: Tổng hợp từ VnExpress, congthuong.vn, Tuoitre.vn,…)
—————————————————-
Workshop Series: Pathway To The Case Champion là chuỗi Workshop nằm trong khuôn khổ các hoạt động Tiền sự kiện cuộc thi Hành trình Kinh doanh 2022, bao gồm 2 buổi Workshop cung cấp kiến thức về Business Case cũng như cơ hội để các bạn sinh viên trực tiếp thử sức với format mô phỏng thực tế Case Competition.
►Link đăng ký tham dự: https://kinhtetre.net/hdbl-htkd-2022
►Buổi 1: Business Case Foundation (07/09)
►Buổi 2: Demo Champion Round (15/09)
►Hình thức: Online trên Zoom Cloud Meetings
—————————————————-
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Để có thông tin chi tiết hơn, vui lòng liên hệ CLB Nhà Kinh tế trẻ (YEC-NEU):
►Email: htkd@kinhtetre.net
►Website: www.kinhtetre.net
►Facebook YEC: https://www.facebook.com/yec.ktqd/
►Facebook Hành Trình Kinh Doanh: https://www.facebook.com/HanhTrinhKinhDoanh
►Cộng đồng Case Study Việt Nam: https://bit.ly/casestudycommunity
►Group NEU TOUR dành cho sinh viên K64: bit.ly/yecneutour
►Group NEU BOOK dành cho sinh viên: https://www.facebook.com/groups/yecneubook.ktqd
►Hotline: 0582 764 294 (Ms. Lam Giang)