Trong số những người chúng ta, chưa ai là chưa từng trì hoãn, từ việc nhỏ đến việc lớn, hễ có thể là sẽ trì hoãn. Dần dà, nó trở thành “người bạn” ngăn cản ta bước tiến đến đỉnh cao thành công, phá hoại bản thân đã từng tốt đẹp. Liệu, bạn có nhận thấy mức độ nguy hiểm của sự trì hoãn?
Nguyên nhân của thói trì hoãn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn, mỗi cá nhân mỗi hoàn cảnh khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân cơ bản nhất gây ra thói quen tai hại này:
- Không yêu thích công việc
- Nhận thấy công việc không khẩn cấp
- Việc quá dễ hoặc quá khó
- Công việc mang tính chất lâu dài – Không biết phải bắt đầu từ đâu, như thế nào
- Ảnh hưởng từ bạn bè, những người xung quanh
Tác hại của trì hoãn
Từ những việc tưởng chừng rất nhỏ, lâu dần sẽ tác động cả đến những việc lớn:
- Trì hoãn làm bạn chậm tiến
- Trì hoãn làm giảm hiệu quả công việc
- Trì hoãn gây ra các thói quen xấu khác: sự lề mề, không hành động ngay, sự thụ động
- Hậu quả cao nhất của trì hoãn là không hành động
Dấu hiệu nhận biết những người “Để mai tính”
Theo giáo sư Joseph Ferrari, có thể nhận biết được những người ưa trì hoãn thông qua 5 hành vi sau:
- Sẵn sàng phí phạm thời gian cho những việc ngoài lề (mà họ cho là quan trọng) thay vì chú tâm vào công việc cần làm.
- Tự cho rằng mình luôn còn nhiều thời gian để hoàn thành công việc.
- Tự huyễn hoặc rằng mình sẽ có hứng thú để làm việc vào ngày mai
- Cho rằng mình chỉ có thể làm việc tốt khi có hứng thú.
- Làm việc mà không có hứng thú thì sẽ không có hiệu quả.
Những người ưa trì hoãn thường tự tìm đến những thứ gây mất tập trung, chẳng hạn như lướt web hay kiểm tra email. Họ làm phân tán tư tưởng bản thân nhằm mục đích giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như nỗi sợ thất bại trong công việc.
Cách để chiến thắng sự trì hoãn
Từ những nghiên cứu của mình, giáo sư Ferrari đề xuất những chiến lược sau nhằm khắc phục thói trì hoãn:
- Lên danh sách những việc cần làm
- Viết ra các dự định, thiết lập những mục tiêu khả thi
- Phân chia mục tiêu thành những công việc cụ thể để từng bước hoàn thành
- Đảm bảo rằng mỗi việc bạn làm có những ý nghĩa nhất định đối với bản thân
- Tự thưởng cho mình với mỗi công việc được hoàn thành
- Thành thật loại bỏ những việc không thực sự cần thiết
- Ước lượng khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành một công việc và đặt ra quyết tâm thỏa mãn khoảng thời gian với hiệu quả làm việc cao nhất.
“Việc hôm nay chớ để ngày mai!”. Hãy sống, làm việc và tận hưởng hết mình cho hiện tại. Đừng chần chừ chỉ vì những nỗi sợ thiếu căn cứ”
Theo ThS.Phan Nguyễn Khánh Đan và kenhtuyensinh.vn